Mặc dù những lời khuyên này có thể bổ ích nếu được áp dụng đúng cách vào hiện trạng doanh nghiệp, hầu hết các nhà quản lý thường xuyên quên sử dụng chúng. Hãy xem đây là một lời “nhắc nhở” thân vô cùng thiện rằng dưới đây có ít nhất một điều mà bạn có thể làm mỗi ngày để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.
Khi nói về tầm quan trọng của những cử chỉ nhỏ, Melia Robinson cho rằng: “Đó sẽ là thứ ít tốn kém nhưng nhất nhưng có thể đem lại tác động lớn hơn cả những công nghệ hiện đại nhất!”. Những cử chỉ, tư thế và biểu hiện của bạn bạn ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của nhân viên về người sếp của họ. Quan điểm này đã được nhà tâm lý học xã hội Amy Cuddy khẳng định một lần nữa trong một buổi TED Talk rằng trong việc ý thức về về những cử chỉ và hành động nhỏ của mình có thể giúp bạn tăng cơ hội thành công
Khi một doanh nghiệp phát triển nhanh về quy mô, các nhà quản lý có thể sẽ ngày càng trở nên “xa vời” với những nhân viên cấp dưới. Một nhà lãnh đạo tốt sẽ luôn hiểu rõ rằng dù quy mô công ty có thế nào đi chăng nữa thì việc duy trì liên lạc với các nhân viên cấp dưới là cần thiết. Việc này không chỉ giúp bạn quản trị được xuyên suốt quá trình mà còn giúp nhân viên có cảm giác họ quan trọng với công ty và tạo động lực giúp họ làm việc tốt hơn.
Đừng hoảng sợ khi có tin tức rắc rối. Nếu người đứng đầu tỏ ra bất an, cả nhóm sẽ lung lay và nghiêm trọng hơn là bạn sẽ không thể kiểm soát được tình hình sau đó vì sự hỗn loạn của nhiều cá nhân cấp dưới. Về lâu dài, việc giữ được bình tĩnh còn có thể tạo niềm tin tuyệt đối giữa bạn và những cấp dưới.
Ví dụ điển hình bậc nhất về việc luôn giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh có thể kể đến là cơ trưởng Sully – người đã hạ một chiếc máy bay trên sông Hudson năm 2009.
Bạn sẽ không thể tạo ra một kết quả mới nếu mãi hoài làm theo phương pháp cũ. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng việc đổi mới không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nó đòi hỏi một tổng thể kiến thức và sự liều lĩnh khôn ngoan. Các nhà lãnh đạo có thể bắt đầu quá trình đổi mới và thách thức tư duy thông thường bằng cách đặt ra câu hỏi: “Tại sao không?”
Những deadline “chắc nịch” và mục tiêu rõ ràng có thể tạo ra động lực làm việc của một số thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, với một số thành viên khác, niềm tin rằng “họ không có quyền trễ deadline, không có quyền không hoàn thành mục tiêu” thực sự có thể gây hại cho năng suất và sức khỏe tinh thần của nhân viên.
Áp lực quá mức làm tăng sự lo lắng và tạo ra ranh giới nhân tạo giữa thất bại và thành công. Vì vậy, hãy có 1 cái nhìn bao quát trong toàn công ty để biết rằng bạn cần cân đối những kế hoạch như thế nào.
Nhân viên nghĩ về các nhà quản lý như một người dạn dày kinh nghiệm. Trong mắt họ, chỉ có những người kiệt xuất mới có thể trở thành lãnh đạo và đảm nhiệm những công việc khó khăn liên quan đến hoạch định.
Điều đó nói rằng, một nhà lãnh đạo thực sự có thể duy trì sự tôn trọng trọng từ mọi người khi luôn cố gắng cải tiến để làm việc hiệu quả nhất. Không ai bị ấn tượng bởi một cá nhân luôn chối bỏ trách nhiệm. Thay vào đó, họ trung thành với một “thuyền trưởng” luôn làm việc và không ngừng cầu tiến.