Trong tất cả các kỹ năng, đây là yếu tố quan trọng nhất. Vì sao ư? Vì tất cả những kỹ năng bên dưới đều cần một thứ, đó chính là kiên trì. Nếu bạn thành thạo tất cả những kỹ năng bên dưới, nhưng lại bỏ cuộc ở tiếng “không” đầu tiên, bạn sẽ không có cơ hội thể hiện những kỹ năng đó. Lần đầu tiên bạn nói chuyện với khách hàng, có thể vì một lý do nào đó, họ từ chối bạn… Nhưng, nếu bạn gọi họ một tuần sau đó, có thể họ lại là những người khao khát sở hữu món đồ bạn đang bán nhất.
Tự tin không phải là dấu chấm hết của nỗ lực kiên trì; nếu bạn có niềm tin vào bản thân và sản phẩm, khách hàng mới có thể tin bạn. Tự tin cũng giúp bạn quyết đoán hơn, và đó cũng là một nhân tố quyết định sự thành công trong lĩnh vực này.
Thông thường, những nhân viên sale là những người có khả năng nói bẩm sinh. Thật không may, điều đó cũng làm hạn chế khả năng lắng nghe, cho dù đó là một người có nhiều năm kinh nghiệm đi chăng nữa. Đặt ra những câu hỏi và lắng nghe câu trả lời thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với khách hàng, cũng như thấu hiểu được nhu cầu của họ. Có thể bạn vẫn đang nghĩ rằng lắng nghe là một điều dễ dàng, và bạn vẫn luôn lắng nghe khách hàng đó thôi? Vậy thì, lần tới, khi gọi cho khách hàng, hãy hỏi họ một câu hỏi mở và bấm “mute” trên màn hình tối thiểu một phút (hoặc cho tới khi bạn chắc chắn rằng họ đã trả lời xong). Bằng cách buộc bản thân phải im lặng, bạn sẽ nhận ra cảm giác bứt rứt và muốn nhào vào nói gì đó với khách hàng trước khi họ kết thúc câu trả lời của mình.
Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong sale. Người ta thường nói: “Khách hàng không mua tính năng, họ mua lợi ích.” Tính năng là những thứ có sẵn trong sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, còn lợi ích chính là cảm nhận của khách hàng. Ví dụ, lãi suất cho vay tín dụng 0% chỉ là một tính năng… còn tiết kiệm tiền khi mua sắm mới chính là lợi ích. Có khả năng thuyết phục sẽ giúp bạn truyền tải cảm xúc đến khách hàng. Nếu khách hàng cảm thấy bạn đang bán một sản phẩm tốt và có thể cải thiện đời sống của họ, họ sẽ mua nó.
Kỹ năng này không những quan trọng trong công việc mà còn rất cần thiết trong cuộc sống cá nhân. Xây dựng và duy trì mối quan hệ lành mạnh là chìa khóa để phát triển mạng lưới giúp bạn tiến xa hơn những gì bạn có thể tưởng tượng.
Bạn còn nhớ học thuyết “Sáu chặng phân cách”? Giả sử bạn cần phải tiếp cận với người có quyền ra quyết định ở một công ty lớn nọ, nhưng bạn lại không quen biết ai làm việc ở công ty đó. Hãy thử liên lạc với một hoặc hai người mà bạn biết, họ có thể dễ dẫn dắt bạn đến một người khác đang làm việc tại công ty đó. Và, khi đã có số thông tin liên lạc của người này, bạn có thể dễ dàng liên lạc được với người mà bạn cần tìm.
Ngay cả nhân viên bán hàng tốt nhất cũng cần phải rèn luyện mỗi ngày. Bạn luôn có thể tìm cách để phát triển kỹ năng cũng như tìm hiểu thêm về những gì mình đang bán. Nhưng để làm được những điều này, động lực phải đến từ bên trong. Quản lý có thể hướng dẫn bạn thực hiện một số thay đổi nếu doanh số của bạn bắt đầu giảm mạnh, nhưng nếu bạn liên tục cố gắng để trở thành nhân viên tốt hơn, bạn có thể tìm ra cách cải thiện ngay trước khi vấn đề sụt giảm xảy ra.